Dự án Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động

I. Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động. Việc lựa chọn tổ chức hấun luyện đầy đủ chứuc năng, chất lượng nhằm đảm bảo tính thực thi pháp luật và nâng cao chất lượng người lao động cho doanh nghiệp. 

1.1 Đối tượng tham gia huấn luyện ATVSLĐ:

Phân nhóm Đối tượng tham dự Thời lượng Chương trình
Nhóm 1 Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác ATVSLĐ

Lần đầu: 16 giờ

Định kỳ: 08 giờ
Phụ lục IV – Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Nhóm 2 Người làm công tác ATVSLĐ bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về ATVSLĐ của cơ sở; người trực tiếp giám sát về ATVSLĐ tại nơi làm việc.

Lần đầu: 48 giờ

Định kỳ: 24 giờ
Phụ lục IV – Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Nhóm 3 Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ  là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ

Lần đầu: 24 giờ

Định kỳ: 12 giờ
Phụ lục IV – Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Nhóm 4 Người lao động không thuộc các nhóm trên, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc.

Lần đầu: 16 giờ

Định kỳ: 08 giờ
Phụ lục IV – Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Nhóm 5 Người làm công tác y tế

Lần đầu: 16 giờ

Định kỳ: 08 giờ
Phụ lục I – Nghị định 140/2016/NĐ-CP
Nhóm 6 An toàn, vệ sinh viên

Lần đầu: 04 giờ

Định kỳ: 08 giờ
Phụ lục IV – Nghị định 44/2016/NĐ-CP

 

Đối với đối tượng Nhóm 3, Trung tâm thực hiện huấn luyện cho người lao động làm làm các công việc như sau:

1. Chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, giám sát hoạt động máy, thiết bị bao gồm: Nồi hơi, nồi gia nhiệt dầu; ống hơi nước; điều chế, nạp khí; bình, bồn bề, chai để chứa, vận chuyển chất khí, lỏng, rắn; hệ thống lạnh; cần-cầu trục; thang máy; xe nâng; pa-lăng; tời.

2. Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.

3. Trực tiếp lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, máy phay, máy bào, máy tiện, uốn, xẻ, cắt, xé chặt, đột, dập, đục, đập, tạo hình, nạp liệu, ra liệu, nghiền, xay, trộn, cán, ly tâm, sấy, sàng, sàng tuyển, ép, xeo, chấn tôn, tráng, cuộn, bóc vỏ; các loại kích thủy lực; máy đánh bóng, đánh nhám, băng chuyền, băng tải, súng bắn nước, súng khí nén.

4. Trực tiếp tẩy rửa, mạ, làm sạch bề mặt kim loại; chế biến kim loại.

5. Làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2 mét trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm.

6. Công việc tiếp xúc bức xạ ion hóa, phóng xạ, hạt nhân; vận hành máy soi, chiếu, chụp có sử dụng bức xạ hạt nhân, điện từ trường.

7. Điều tra quy hoạch rừng; khảo sát địa chất, địa hình

8. Các công việc xây dựng gồm: Giám sát thi công; khảo sát xây dựng; thi công, lắp đặt đối với công trình; sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình; vận hành, chạy thử công trình.

9. Làm việc trong không gian hạn chế hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, không gian hạn chế hoặc đường cống và các công trình ngầm; vận hành, bảo dưỡng các loại đường ống khí; các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại , xử lý nước thải, rác thải, thông tắc cống.

10. Các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa, thử nghiệm, kiểm định an toàn thiết bị điện, đường dây dẫn điện, nhà máy điện; vận hành trạm nạp ắc quy, sửa chữa, bảo dưỡng ắc quy.

11. Công việc hàn, cắt kim loại.

12. Trực tiếp lái, sửa chữa, bảo hành xe ô tô các loại.

13. Cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp.

14. Trực tiếp làm công việc chặt, cưa, xẻ gỗ, khai thác, chế biến gỗ công nghiệp; bốc xếp thủ công thường xuyên vật nặng từ 30 kg trở lên.

15. Trực tiếp nấu, chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể từ 300 suất ăn một ngày trở lên.

16. Trực tiếp vận hành máy bơm xăng, dầu, khí hóa lỏng; sửa chữa bồn, bể xăng, dầu, giao, nhận, bán buôn, bán lẻ xăng dầu.

17. Trực tiếp vận hành sản xuất, chế biến bia, rượu, nước giải khát, thuốc lá, dầu ăn, bánh kẹo, sữa.

18. Làm việc với các thiết bị màn hình máy tính bao gồm: điều hành, điều khiển từ xa thông qua màn hình.

1.2 Cấp sổ theo dõi, giấy chứng nhận huấn luyện và thẻ an toàn

- Người được huấn luyện thuộc các nhóm 1, 2, 5 và 6: Sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu, Trung tâm sẽ cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho theo Mẫu số 08 Phụ lục II – Nghị định 44/2016/NĐ-CP

- Người được huấn luyện thuộc nhóm 3 và nhóm 4: Sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu, Trung tâm sẽ cấp sổ theo dõi theo Mẫu số 11 Phụ lục II – Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có yêu cầu, Trung tâm sẽ cấp phôi thẻ An toàn lao động theo Mẫu số 08 Phụ lục II – Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

1.3 Đội ngũ giảng viên Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động

- Người huấn luyện chính sách, pháp luật, nghiệp vụ và nội dung cơ bản về ATVSLĐ: có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý, làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về an toàn, vệ sinh lao động;

- Người huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành: có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Người huấn luyện thực hành:

Đối tượng Trình độ
Nhóm 2 Từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện.
Nhóm 3 Từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
Nhóm 4 Từ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;
Sơ cấp cứu Từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;