Huấn luyện Kỹ thuật an toàn kinh doanh khí

Hoạt động kinh doanh khí là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các hoạt động: sản xuất, chế biến; xuất khẩu, nhập khẩu; mua bán khí; nạp, cấp khí; tạm nhập tái xuất; cho thuê bồn chứa, chai chứa khí, kho chứa LPG chai, cầu cảng; giao nhận và vận chuyển khí nhằm mục đích sinh lời.

Cơ sở kinh doanh khí có trách nhiệm tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở đảm bảo các quy định về chương trình và nội dung huấn luyện quy định.

3.1 Đối tượng tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn kinh doanh khí

Phân nhóm Đối tượng tham dự Thời lượng
Nhóm 1

Người đứng đầu cơ sở kinh doanh khí hoặc cơ sở tiến hành hoạt động kinh doanh khí, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở;

Người đứng đầu các phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng và tương đương.;

Cấp phó người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn cơ sở kinh doanh khí.

Lần đầu: 12 giờ

Định kỳ: 06 giờ
Nhóm 2

Người chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn của cơ sở;

Người trực tiếp giám sát về an toàn tại nơi làm việc.

Lần đầu: 16 giờ

Định kỳ: 08 giờ
Nhóm 3 Người lao động trực tiếp liên quan đến vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo quản, giao nhận, vận chuyển trong lĩnh vực khí của cơ sở.

Lần đầu: 16 giờ

Định kỳ: 08 giờ

 

3.2 Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn kinh doanh khí

- Đối với cơ sở kinh doanh khí (trừ Cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng chai (Cửa hàng LPG)) và cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG được quy định tại Phụ lục I - Thông tư 53/2018/TT-BCT

- Đối với Cửa hàng LPG được quy định tại Phụ lục II - Thông tư 53/2018/TT-BCT

- Đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG quy định tại Phụ lục III - Thông tư 53/2018/TT-BCT

3.3 Đánh giá kết quả huấn luyện kỹ thuật an toàn kinh doanh khí

Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc huấn luyện, kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện, Trung tâm sẽ ban hành quyết định công nhận kết quả huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động kinh doanh khí, hồ sơ huấn luyện bao gồm:

- Tài liệu huấn luyện;

- Danh sách đối tượng huấn luyện với các thông tin và chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện theo mẫu tại Phụ lục IV – Thông tư 53/2018/TT-BCT;

- Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác;

- Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện kỹ thuật an toàn;

- Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện kỹ thuật an toàn theo mẫu tại Phụ lục V – Thông tư 53/2018/TT-BCT.

3.4 Đội ngũ giảng viên huấn luyện kỹ thuật an toàn kinh doanh khí

Người huấn luyện an toàn kinh doanh khí phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.